Hồ cá koi bị tanh hôi khó chịu? Bạn bối rối không biết
nên xử lý vấn đề này thế nào?
Cá
koi Nhật Bản vốn là loài động vật quen sống trong không gian rộng lớn. Do đó,
khi nuôi cá trong bể kiếng, hồ nhân tạo sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Thường gặp nhất
chính là hiện tượng hồ cá koi hôi tanh, đầy rêu xanh và cặn bẩn.
Nguyên nhân khiến hồ cá koi bị tanh
Trong
quá trình hô hấp, cá koi sẽ sản sinh ra khí Amoniac. Đặc trưng của khí này
chính là rất tanh và vô cùng khó chịu.
Thêm
nữa, sự mất cân bằng môi trường nước hồ nuôi cá koi cũng khiến hồ bị tanh. Thiết kế hồ cá koi trong nhà, lượng thức
ăn thừa tích tụ… Nếu không được vệ sinh đúng cách, bể ứ đọng cặn bẩn nhiều thì
tất yếu gây ra mùi tanh. Lúc này, cần xử lý gấp để tránh cá chép koi chậm phát
triển và chết dần.
Một số cách khắc phục tình trạng hồ cá koi bị tanh
-
Loại bỏ rêu tảo
Hồ cá koi bị rêu xanh
vừa khiến hồ bị tanh vừa ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan của hồ. Để xử lý, bạn nên
dùng một dụng cụ chuyên dùng để cào lớp rêu tảo này đi. Tiếp đến, hãy chà xát
xung quanh bề mặt hồ nuôi cá koi và thay nước hồ.
Để
hồ cá koi mini bể kiếng sạch hơn, bạn
có thể nuôi kết hợp với cá lau bể. Chúng sẽ ăn tảo và giúp bạn xử lý phần nào các
chất bẩn trong hồ.
- Lau dọn sạch và thay nước mới
Trước
khi thay nước mới bạn hãy dọn sạch toàn bộ cả trong và ngoài hồ. Nhớ là chỉ làm
sạch hồ cá và giữ nguyên các phụ kiện trang trí. Những vật dụng này là chỗ “trú ẩn” của các lợi khuẩn tốt cho môi
trường sống của cá koi.
Ở
công đoạn thay nước hồ, bạn chỉ cần hút khoảng 10 – 15% lượng nước trong hồ. Tiếp
đến thay lượng nước mới tương đương vào bể. Lưu ý thêm là nước mới bơm vào hồ
phải có nhiệt độ tương đương với nước hồ được hút ra. Sẽ tốt hơn nếu bạn dùng
thuốc khử Clo trong nước trước khi bơm vào hồ.
Để
thay nước, hãy dùng máy bơm và trông chừng để nước không bị tràn. Tuyệt đối đừng
đổ đầy nước mà nên chừa một khoảng để cá koi ngoi lên mặt nước để thở.
Xử lý hồ cá koi bị tanh bằng bộ lọc
Bộ lọc hồ cá koi
là bộ phận quan trong khi lắp đặt hồ. Thiết bị này được nhiều người dùng để xử
lý hồ tanh vì nó tiện lợi và rất hiệu quả.
Khi
thi công hồ cá koi, bạn có thể chọn: bộ lọc cơ học, lọc sinh học, lọc hóa học…
Mỗi loại lọc nước đều có những ưu điểm riêng.
-
Lọc sinh học: Giúp loại bỏ các chất
thải độc hại như Nitrite và Amonia. Khi sử dụng tấm lọc này, các bạn cần định kỳ
kiểm tra sau 2 tuần.
-
Lọc cơ học: Loại lọc này giúp lọc chất
bẩn lơ lửng trong nước rất hiệu quả. Thậm chí, các chất bẩn nhỏ đến 3 micron,
vi khuẩn hại, tảo chết… cũng bị “chuẩn
xác” dọn dẹp. Có điều, hệ thống này dễ bị tắc nghẽn nên phải vệ sinh thường
xuyên.
-
Lọc hóa học: Phổ biến nhất là loại lọc
Carbon. Nó có thể loại bỏ Ozone, đồng, Chlorine, Iodine, kháng sinh… có trong hồ.
Trên
đây là một số kinh nghiệm hữu ích giúp các bạn chăm sóc hồ cá koi đúng cách. Nếu
bạn còn thắc mắc về hồ cá koi Nhật Bản
cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Cát
Tường sẽ giải đáp nhanh giúp bạn nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét